![]() |
.
Sân Chơi của Các Học Sinh Quốc-Học 1961-1964
October 26, 2013
![]() |
.
October 23, 2013
Tiểu Tử
October 23, 2013
(Đây là trích đoạn một bài trên Internet )
Cho dù các bạn gặp nhau trong bối cảnh như thế nào, chúng tôi tin là các bạn vẫn còn giữ được ít nhiều những ấn tượng khó phai của một thuở ban đầu. Trong hầu hết các trường hợp thường gặp, tình yêu luôn phát triển từ tình bạn. Chúng ta đến với nhau từ ngày quen biết ban đầu như những người bạn, và rồi có những điểm nhất định nào đó – đôi khi không dễ nói ra hết được – lôi cuốn chúng ta trở thành đôi bạn ngày càng thân thiết gắn bó hơn, cho đến một ngày kia…
Chúng tôi không biết là thiên tình sử của riêng bạn có thể khác đi như thế nào, nhưng nếu chấp nhận một điểm chung nhất cho hầu hết mọi quan hệ hôn nhân thì có lẽ đó là sự khởi đầu từ tình bạn. Tuy nhiên, một trong những điều vô lý thường gặp nhất là hầu hết chúng ta không mấy khi nghĩ về tình bạn ấy khi đã sống với nhau như vợ chồng.
Có lẽ cần nói thêm đôi điều ở đây để làm cho nhận xét này trở nên rõ ràng hơn. Có những khác biệt nhất định giữa tình bạn với tình yêu, cũng như với quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, những khác biệt đó thật ra là một sự hàm chứa theo từng mức độ phát triển tình cảm, mà không phải là sự triệt tiêu. Nói cách khác, trong tình yêu có hàm chứa tình bạn, và trong quan hệ vợ chồng tất nhiên là bao hàm cả tình yêu và tình bạn. Vấn đề nghe có vẻ đơn giản nhưng lại rất ít khi được chúng ta quan tâm đúng mức.
Tâm lý thông thường là khi đã sống chung với nhau, chúng ta thường đánh mất đi rất nhiều điểm tốt đẹp trước đây trong tình bạn. Điều này có những lý do của nó. Khi các bạn thực sự đã dành trọn cho nhau cả tinh thần lẫn vật chất, cả tình cảm lẫn thể xác, các bạn thường tự cho là mình có quyền bỏ qua đi những điều nhỏ nhặt. Tuy nhiên, thật không may là những điều nhỏ nhặt lại không thực sự nhỏ nhặt trong ý nghĩa là chúng có thể góp phần tạo ra những ấn tượng không tốt về nhau.
Khi một người bạn đề nghị giúp đỡ và chúng ta không thể đáp ứng lời đề nghị đó, chúng ta thường cảm thấy muốn giải thích rõ lý do để tạo sự cảm thông, cũng như bày tỏ sự hối tiếc của mình về việc đã không giúp được. Bạn có thường làm thế với vợ hoặc chồng của mình không? Nếu bạn cũng giống như đa số người khác, tôi e là không. Điều đó khá dễ hiểu, chúng ta mặc nhiên cho rằng vợ hoặc chồng của mình hẳn là đã hiểu được điều đó mà không cần phải giải thích. Hoặc đơn giản hơn nữa, chúng ta cho rằng có những chuyện quan trọng khác cần làm hơn là dành thời gian để giải thích với vợ hoặc chồng mình; bởi vì bạn nghĩ rằng cho dù có hay không có một sự giải thích như thế thì cũng sẽ chẳng có vấn đề gì xảy ra cả. Nói cho cùng, đã sống chung cùng nhau thì việc gì phải quan tâm đến những điều vụn vặt quá kia chứ?
Khi một người bạn bày tỏ với chúng ta một mong ước hoặc một dự tính tương lai nào đó, chúng ta thường bày tỏ sự cảm thông và ủng hộ, ít nhất là về mặt tinh thần. Bạn có thường làm thế với vợ hoặc chồng của mình không? Hay bạn sẽ làm giống như nhiều người khác là liên hệ ngay những mong ước hoặc dự tính ấy với hoàn cảnh gia đình để rồi nhanh chóng đưa ra những ý kiến phản bác, như thể là nếu không thì cô ấy (hay anh ấy) sẽ thực hiện ngay những điều đó trong nay mai!
Khi một người bạn làm giúp chúng ta một phần công việc nào đó, chúng ta cảm thấy cần phải bày tỏ sự biết ơn của mình bằng cả lời nói lẫn việc làm. Bạn có thường làm thế với vợ hoặc chồng của mình không? Nếu bạn cũng như bao nhiêu người khác, bạn sẽ mặc nhiên xem đó như một trong những đóng góp chung vào cuộc sống gia đình và do đó không cần thiết phải bày tỏ sự biết ơn. Cô ấy giặt quần áo giúp bạn? Chuyện tất nhiên. Anh ấy đón bạn ở sở làm và đưa về nhà? Chuyện tất nhiên. Cô ấy quán xuyến công việc nhà và coi sóc con cái để bạn có thể đi chơi với bạn bè trọn ngày chủ nhật? Cũng là chuyện tất nhiên. Vân vân và vân vân…
Trong thực tế, những cách suy nghĩ như trên chỉ là theo quán tính và hoàn toàn không hợp lý. Chỉ cần bạn thay đổi nhận thức và ứng xử khác đi, bạn sẽ thấy ngay tác dụng hoàn thiện của nó trong quan hệ gia đình.
Trong cả ba trường hợp nêu trên, nếu bạn ứng xử như những người bạn tốt với nhau, bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự hài lòng của vợ hoặc chồng mình, và điều đó cũng có nghĩa là quan hệ giữa hai người được cải thiện đáng kể.
Khi vợ bạn bày tỏ mong ước về một chuyến du lịch vịnh Hạ Long chẳng hạn, phản ứng tâm lý đầu tiên của bạn thường là liên tưởng ngay đến chi phí của một chuyến đi như thế, cùng với thu nhập hiện tại của gia đình và bao nhiêu những khoản chi tiêu cần thiết khác. Và thế là bạn đưa ra một loạt những lý do để biện bác và nói cho cô ấy biết ngay là một mong ước như thế không thực tế, không thể thực hiện được… Cách khôn ngoan hơn không phải là như thế. Một mong ước chỉ là mong ước, và trong chừng mực đó nó không có gì là sai trái. Bạn có thể chân thành bày tỏ sự tán thành theo một cách nào đó, bởi vì tự thân bạn chắc chắn cũng có những niềm mong ước nào đó tương tự như vậy. Bạn không cần phải bận tâm về việc giải thích tính khả thi của vấn đề, bởi vì tự cô ấy cũng có thể nhận biết được điều đó. Vấn đề không phải là niềm mong ước đó có trở thành hiện thực hay không, mà là ở chỗ bạn có chân thành cảm thông và chia sẻ hay không. Điều đó có ý nghĩa lớn hơn trong quan hệ tình cảm giữa hai người.
Điều cần nhắc lại ở đây là, những cung cách ứng xử tốt đẹp với nhau tương tự như thế thật ra hoàn toàn không phải là những bài học mới. Bạn đã thừa biết trong quan hệ giữa bạn bè với nhau. Tuy nhiên, điểm mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bạn không thường áp dụng chúng trong quan hệ vợ chồng. Đó là điều không hợp lý, và chính sự không hợp lý đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự cạn kiệt dần chất liệu nuôi dưỡng tình yêu đôi lứa trong cuộc sống vợ chồng.
Điều cần nhớ là, tình yêu phải hàm chứa cả tình bạn trong nó. Và trước khi là một đôi vợ chồng tốt, các bạn nhất thiết phải là đôi bạn rất tốt của nhau. Trong quan hệ vợ chồng, hãy nhớ đừng bao giờ đối xử với nhau kém hơn là những người bạn tốt!
October 11, 2013
Người dưng khác họ.
Lê Duy Đoàn.
* *
Quê nội nàng ở làng Nam Phổ. Qua khỏi Vỹ Dạ, xuống Phú Thượng, nơi có bánh bèo chén nổi tiếng, rồi đến làng Nam Phổ, nổi tiếng với bánh canh và cau. Khắp Huế nơi nào cũng có những vườn cau xanh um, với những buồng cau sây trái múp míp, nhưng đặc biệt ở đây cau nổi tiếng vì người ta đùa cợt cách hái cau: “ Con gái Nam Phổ ở lổ trèo cau”. Người ta nói đùa luôn vận để chọc con gái ở đây thôi, chứ làm chi có chuyện nghịch đời như thế! Chỉ vì con gái Nam Phổ nhiều người đẹp, duyên dáng mà thôi.
“Dây tơ hồng không trồng mà mọc, gái chưa chồng anh chọc anh chơi” mà! Tôi đoán mò mà trúng mé mé như thế làm nàng phục sát đất. Nam Phổ, Vỹ Dạ cũng gần nhau, nói được nàng ở Vỹ Dạ là giỏi lắm rồi.
Chúng tôi quen thân nhau nhanh chóng như đã từng quen biết nhau tự thuở nào. Tự dưng không nhận người ta là em người dưng khác họ, có loại em chi mà lạ rứa không biết nữa. Về sau này khi tôi hát bài dân ca Nam bộ “lý quạ kêu” có đoạn “ Kêu cái mà…quạ kêu, Quạ kêu…nam đáo, Nam đáo…tắc đáo nữ phòng, người dưng khác họ…chẳng nọ thì kia, nay dìa mai ở, Ban ngày thì mắc cỡ, tối ở , hổng thèm dìa. Rằng a í a ra dìa, rằng thương nhớ thương” nàng đỏ mặt, dơ nắm đấm dứ dứ trước mặt tôi bặm môi trợn mắt nhưng nét mặt vui vui, ra ý liệu hồn anh đó nghen, coi chừng mà loạng quạng.“ Mới gặp người ta mà đã nói nhớ với thương, xạo dữ a. Mấy ông người Huế vô đây xạo ghê lắm. Tin chi nỗi”. Nói giọng Huế hết dữ tới ghê rồi tin chi nổi nhưng nàng vẫn tin. Oái oăm thế chứ!
* *
Đường đi từ Đà nẳng lên thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại lộc xa gần 30 cây số. Cảm giác xa tít mù là khi đi trên con đường nhựa vắng không một bóng người. Con đường độc đạo dằng dặc chạy cạnh dãy núi đồi trọc trơ trụi chập chùng , thỉnh thoảng mới gặp một xóm nhà dân làm người đi trên đường có cảm giác rờn rợn vì một mối nguy hiểm vô hình có thể đổ đến bất chợt. Con đường nhựa chỉ mới làm nền đường, chưa đổ lớp nhựa nóng láng xà coóng trên mặt thì ngưng lại, nghe nói là do tình hình an ninh không bảo đảm, có hai người Mỹ da đen là công nhân xây dựng cầu đường bị bên tê bắn tỉa chết tươi trên tay lái chiếc xe hủ-lô nên phía Mỹ giao lại cho Ty Công chánh Quảng Nam làm tiếp phần còn lại nhưng mấy năm trời công việc vẫn ỳ một chỗ. Mặt đường nhựa làm nửa chừng bị lụt lội hàng năm phá hỏng , cọng thêm xe GMC chở lính hành quân, xe tăng M113, các trọng pháo kéo lên vùng ven Đại lộc làm đường lộ nát ra với những ổ trâu, ổ voi giăng đầy suốt con đường.
…Ăn Tết xong, thầy trò đến trường để làm lễ tựu trường đầu năm. Ông Hiệu trưởng bận gì không đến. Lễ làm qua loa cho xong. Một bó hoa lay-ơn màu đỏ thắm trở nên vô duyên vì chẳng có lễ tiết gì . Nàng đem bó hoa vào phòng ông hiệu trưởng. Sẵn máy ảnh chuẩn bị chụp hình cho buổi lễ đầu năm, thầy Ngô Huỳnh chụp liền mấy tấm hình kỷ niệm nàng ôm bó hoa cười tươi, tôi đứng kế bên quàng vai nàng như đôi tân lang tân giai nhân trong lễ cưới. Thời gian sau hỏi Huỳnh mấy tấm hình kỷ niệm đâu rồi, Huỳnh trả lời tỉnh bơ mình quên charge film!
“Chặt chặt, chặt” như thế nên ông Thiệu làm hai bên lâm chiến lúng túng phải trì hoãn việc ký kết văn bản Hiệp định Hòa bình Paris. Trước sức ép nặng nề của chính quyền Nixon quyết định dứt khoát rút quân ra khỏi Việt Nam và nói thẳng với ông Thiệu, nếu ông không ký thì Mỹ vẫn ký Hiệp định với Hà Nội, ông Thiệu phải nhượng bộ.Chẳng đặng đừng,chính quyền miền Nam phải cùng các bên hòa đàm ký vào văn bản Hiệp định Hòa Bình Paris ngày 27/1/1973.
Trước ngày ký hiệp định, chính quy ền ra lệnh đánh dấu lảnh thổ bằng cách vẽ lá cờ vàng ba sọc đỏ mọi nhà, mọi nơi. Thế mà qua ngày 28/1khi hiệp định hòa bình có hiệu lực, nhiều vùng thôn xóm xa xa xuất hiện nhiều lá cờ xanh đỏ sao vàng treo trên đầu ngọn tre, ở xa vẫn nhìn rõ. Da beo.
* *
…Tôi phụ trách văn nghệ và báo chí của trường.
Những buổi giao lưu văn nghệ với trung đoàn 54 đóng trên đồi. Những buổi đi thăm tiền đồn giao lưu văn nghệ với lính đóng quân nơi tiền tuyến. Thầy hát, cô hát, học trò hát hồn nhiên vui vẻ trong những chuyến dã ngoại bất ngờ.
Một buổi tối, chỉ huy trung đoàn 54 mời thầy cô và nhân viên trường lên văn phòng ban chỉ huy đóng ở trên đồi xem phim. Ai cũng hăm hở vì ban đêm ở lại thị trấn chẳng có gì giải trí . Phòng chiếu phim đặt máy chiếu và tấm màn trắng trong phòng hành quân dẹp gọn. Tưởng chiếu cho thầy cô giáo xem phim gì hay ho, mấy ông cố vấn Mỹ đem mấy phim dung tục ra chiếu. Hầu hết cô giáo đỏ mặt bỏ ra ngoài ngắm sao. Tôi đi theo. Đứng bên nàng trên đồi cao nhìn ra xa, dưới ánh sáng trăng mười sáu, vùng quê Đại Lộc tít tắp tầm nhìn đang yên bình và tỉnh lặng. Có ai ngờ, trong không gian đó ngầm chứa một hỏa diệm sơn sôi sục lửa chiến tranh.
Hoạt động sôi nổi nhất trong mùa hè 1973 của nhà trường là “Tuần lễ sinh hoạt học đường” do Sở Giáo Dục Quảng Nam tổ chức ở Hội An. Trường Đại Lộc tham gia hầu hết sinh hoạt trong tuần lễ đó. Hai chương trình văn nghệ, trường Đại lộc tham gia với hợp ca “ Những dòng sông chia rẽ” của Phạm Duy,liên khúc “ Ta phải thầy mặt trời, Chính chúng ta phải nói hòa bình và Cánh đồng hòa bình” của Trịnh Công Sơn đều do tôi tập. Đơn ca “Thương quá Việt Nam” của Phạm Thế Mỹ do Trương thị Nữ hát đơn ca do cô Nhung tập. Một vũ điệu dân tộc do Hoàng Mai biên đạo và tập cho các em tuyển chọn từ nữ sinh đệ tam. Cùng tham gia tập cho các em có Trần Danh sau này thành nhạc sĩ nổi tiếng của Quảng Nam- Đà Nẵng, với bút danh Trần Ái Nghĩa. Những bài hát và điệu múa đều nhằm vào cùng một chủ đề là “ Quê hương và khát vọng hòa bình”
Trường còn tham dự thi báo tường . Mỗi trường được phân một phòng triển lãm ở trường Trần Quý Cáp. Quanh tường gian phòng triển lãm treo tranh của tôi và các sản phẩm thủ công của học sinh. Giữa phòng trưng bày các sản vật nông nghiệp địa phương Đại Lộc. Mấy quả bí to quá cở đặt trên quầy khiến ai vào xem cũng trầm trồ khen ngợi.
Trong dịp này,trường còn tham gia giải bóng tròn học sinh, mang về cho trường giải nhì toàn tỉnh.
Những đóng góp của trường Đại lộc vào tuần lễ sinh hoạt học đường đó để lại tiếng vang và sự ngưỡng mộ trong lòng những người tham dự và Ty Giáo Dục Quảng Nam.
Mấy cái giấy khen của Ty giáo dục gửi về trường đánh giá cao về điều đó.
Nhân có đông đủ giáo sư của trường cùng về Hội An tham dự tuần lễ sinh hoạt học đường, ông Tập liên hệ bên chỉ huy của Giang Đoàn Hải Quân đóng ở Hội An xin tàu ra chơi ngoài Cù Lao Chàm hai ngày một đêm. Đứng trên boong tàu,lần đầu trong đời chúng tôi thấy những đàn cá chuồn từ dưới làn nước biển xanh vọt lên không trung rồi vổ cánh sành sạch bay xa hàng chục mét trước khi đáp xuống nước.
Sau phần lửa trại và ăn tối,thầy cô giáo tùy nghi bất kể nam nữ, nằm thành một dãy dài trên bãi cát ven biển . Tôi nằm bên nàng nghe sóng biển vổ bờ xào xạc, nhìn khung trời đầy sao, cảm nhận sự bình yên quý giá và lòng lâng lâng một cảm xúc diệu vợi. Ghé tai nàng tôi nói nhỏ : “ Đêm tân hôn của hai đưa mình, sao khách khứa vào ngủ trong phòng tân hôn đông quá, không làm ăn chi được” . Nàng hứ lên một tiếng: “ Anh chỉ ưa nói bậy,mang tiếng chết!”
…Năm 1976, tôi nhận được thiệp hồng của Hồng và Triết, hai người bạn cùng dạy ở trường Đại Lộc. Luôn tiện vào Đà Nẵng theo học mấy ngày chương trình cập nhật sách giáo khoa, tôi tham dự lễ cưới. Gặp tôi nàng vui vẻ hồn nhiên như thuở trước. Tôi đạp xe chở nàng lên nhà Triết. Tiệc cưới tổ chức tại nhà đơn giản mà ấm cúng. Những người bạn xưa thân thiết nay gặp lại chuyện trò rôm rả, vui vẻ và thân tình vô cùng.
Chở nàng về nhà, thấy giờ đã muộn, tôi bịn rịn từ giả nàng. Nàng cầm ngón tay trỏ của tôi vuốt nhẹ lên ngón tay đeo nhẫn của nàng. Một chiếc nhẫn. Tôi hiểu ý. Nàng đã đính hôn.
…Năm 1984, trên chuyến tàu lửa Sài gòn- Huế tồi tàn, tôi tình cờ gặp lại gia đình Hoàng Mai. Cả gia đình theo bác trai vào Sài gòn, chỉ có Mai theo chồng ở lại Đà nẳng. Toa tàu tối om soi nhờ nhờ bằng hai bóng đèn vàng hiu hắt. Vây mà Lan, em gái của Mai vẫn nhận ra tôi.Hỏi thăm nhau một hồi với bác trai, Lan kéo tôi riêng ra hỏi nhỏ: “ Anh có nhắn chi với chị Mai hay không?” Tôi đáp: “ Cho anh gửi lời thăm chị Mai. Em nhắn với chị Mai là anh còn ghét chị Mai nhiều, nhiều lắm. Ghét hoài”
* *
Năm 2000, ông Phan Thế Tập, trước đây là hiệu trưởng trường Đại Lộc mời vợ chồng tôi dự đám cưới con gái út tại nhà hàng New World, Sài Gòn. Một không gian tiệc cưới cực kỳ sang trọng. Ngoài những lễ tiết tân hôn và ban nhạc nhẹ chơi những bản nhạc tiết tấu nhẹ nhàng, hai gia đình còn mời khách lên góp vui trong tiệc cưới. Ông Tập giới thiệu tôi với những lời lẽ đầy cảm kích của người “tha phương ngộ cố tri”. Tôi cũng nể tình lên hát tặng cô dâu chú rể bài hát “ Ngậm ngùi” của Phạm Duy, phổ thơ Huy Cận nhưng tôi đặt tựa mới cho phù hợp không gian đám cưới với nhan đề là “ Anh hầu quạt đây”.
Một người thanh niên trắng trẻo,cao ráo, đẹp trai đến bên chào tôi lễ phép : “Xin lỗi, bác là bác Đoàn, người Huế, trước đây dạy Đại Lộc?” “ Vâng, có gì không cháu?” “ Bác hát hay quá! Con ngưỡng mộ bác nên xin bác cho con chụp chung một bức ảnh kỷ niệm”. Tôi không biết anh ta nghe đâu và tôi có tiếng tăm gì hay ho mà lại nói là ngưỡng mộ!Anh ta đến mời hai vợ chồng ông Tập và vợ chồng con gái ông Tập đến cùng chụp tấm ảnh chung. “ Bác cho con xin địa chỉ nhà để con gửi hình tặng bác”. Ông Tập giới thiệu: “ Cháu Tâm đây, bạn con gái tui, cùng học trường Phan Chu Trinh, Đà Nẵng. Cháu ở Mỹ về, luôn dịp tui mời cháu dự tiệc cưới con tui.”
Tôi ghi vội địa chỉ của mình trên tờ giấy thực đơn xé ra.
* *
Gần hai tháng sau, nhân viên bưu điện chuyển đến tận nhà thư bảo đảm từ Houston, Texas ở Mỷ gửi về. Người gữi là Mai Tâm. Mấy tấm ảnh chụp trong lễ cưới con gái anh Tập gửi kèm theo một lá thư và một tờ giấy xếp hình như cánh thiệp đã ngã màu vàng ố thời gian. Nét chữ quen, tờ giấy cũng quen. Tôi sững sờ nhìn hình trang trí hoa mai và bài thơ “vị tình lai khứ nhất chi mai”. Là Nàng.
Anh Đoàn,
Nhìn anh chỉ già đi một chút nhưng không khác mấy với “thuở ấy chúng mình” . Qua Mỹ lâu rồi, hôm nay thấy hình anh, em bồi hồi xúc động vô cùng. Bao kỷ niệm quý giá”một thời để yêu” trở về. Những thước phim đứt quãng nay kết lại thành một chuỗi ân tình không dứt. Anh nhìn kỹ cháu Tâm xem thử có gì lạ? Nhớ bài không tên số hai anh hay hát cùng em không?Đời một người con gái ước mơ đã nhiều, trời cho không được mấy, đến khi lấy chồng chỉ còn mối tình mang theo.
Bên dưới những dòng viết ngắn ngủi gợi nhớ ấy ghi mấy chữ đều viết hoa nắn nót như thói quen của nàng:” Người Dưng Khác Họ”.
Ngắm kỹ các hình chụp trong đám cưới con anh Tập, tôi nhận ra một điều kỳ lạ. Hai khuôn mặt có nét giống nhau thật. Hèn gì trong thư nàng hỏi tôi, có lẽ nàng nhận ra điều ấy.
Thuở ban đầu lưu luyến ấy, tôi hay hát đùa “Người dưng khác họ,chẳng nọ thì kia”. Chưa từng có chuyện nọ chuyện kia gì giữa hai đứa ! Cũng không có chuyện “ngày nào ân cần trao thân” như lời hát trong bài không tên số hai của Vũ Thành An.
Lòng tôi chùng xuống. Tình nàng sâu đậm đến thế ư?
Tôi ngậm ngùi nhớ “ người dưng khác họ” trong lần gặp gở đầu tiên khi nàng tới trường nhận nhiệm sở và những ký ức rời rạc nhưng kỹ niệm sắc nét trong quãng thời gian hai đứa yêu nhau.
Tôi hát thầm :
Quạ kêu nam đáo nữ phòng,
Người dưng khác họ, quặn lòng nhớ thương.
Lê Duy Đoàn,
Sài Gòn, 10/10/2013
Recent Comments